Breaking News
Loading...
  • New Movies
  • Recent Games
  • Tech Review

Tab 1 Top Area

Tech News

Game Reviews

Recent Post

Thứ Hai, 7 tháng 4, 2014
Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa

Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa

Truyên cô Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa
Truyên cổ tích Con quỷ sứ của ông hàng tạp hóa
Ngày xưa có một anh chàng sinh viên nghèo, thật thà, ngay thẳng, sống trong một căn gác xép, chẳng có lấy một tí gì. Cũng trong nhà ấy lại có một ông bán hàng tạp hóa lương thiện và là chủ nhà. Bạn của ông là một con quỷ sứ. Đêm Noel ông cho nó một bát bột ngào sữa và một mẩu bơ to tướng. Con quỷ sứ ở ngay trong cửa hàng, nơi nó biết đến là lắm chuyện.

Một buổi tối kia, chàng sinh viên đi cửa sau vào mua nến và phó mát. Chàng không có ai giúp việc và vẫn phải tự đi mua lấy các thứ. Người ta giao hàng và chàng trả tiền. Vợ chồng nhà hàng gật đầu chào chàng.
Chàng sinh viên đáp lễ và dừng lại đọc tờ giấy gói miếng phó mát của mình. Đó là một tờ giấy xé ở một cuốn sách cũ, lẽ ra không nên xé vì cuốn sách ấy là một tập thơ.

Ông chủ hàng bảo :

- Cuốn sách ấy cú nguyên vẹn đâu. Có một bà lão đem đổi cho tôi lấy một nắm cà phê đấy mà. Đưa tôi tám siling, tôi sẽ đưa nốt chỗ còn lại cho anh.

- Không. Có đổi lấy miếng phó mát thì đổi. Tôi ăn bánh mì với bơ thôi cũng đủ. Xé một cuốn sách như vậy thật đáng tiếc. Bác là một con người khôn ngoan và thực tế, nhưng đối với thơ ca, bác cũng chỉ hiểu biết đại khái như cái sọt này mà thôi !

Nói như thế cũng khá vô lễ, nhất là đối với cái sọt, nhưng ông chủ hàng vẫn cười, anh sinh viên cũng cười…

Họ đùa nhau, nhưng con quỷ sứ thấy có người nói như vậy tức lắm, vì ông chủ hiệu tạp hóa bán loại bơ ngon nhất, lại là chủ của nó.

Đến đêm, lúc mọi người đi ngủ cả, trừ chàng sinh viên, con quỷ sứ bốn lẻn vào buồng bà chủ lấy hàm răng giả của bà. Cái hàm răng ấy có phép kỳ diệu. Chỉ cần đặt nó lên bất kỳ vật gì trong buồng, lập tức vật ấy sẽ nói được và sẽ phát ra những tư tưởng và cảm xúc của nó, không kém gì bà chủ, có điều là không bao giờ nói cùng với bà ta cả; thế cũng may, nếu không thì đâm ra cả hai cùng nói trong mồm.

Con quỷ sứ đặt hàm răng vào trong sọt đựng báo cũ và hỏi sọt :

- Có đúng là mày không biết thơ là gì phải không ?

- Biết lắm chứ - sọt nói – thơ là cái ta vẫn thấy ở phía dưới các tờ báo và thường được người ta cắt ra ấy mà. Tôi tưởng rằng tôi còn chứa nhiều thơ hơn một anh sinh viên ấy chứ, nhưng ví với ông chủ thì tôi còn kém xa.

Con quỷ đặt hàm răng giả lên cái cối xay cà phê, rồi đặt lên hũ đựng bơ và ngăn kéo đựng tiền. Chúng đều đồng ý kiến với cái sọt. Phải tôn trọng ý kiến của đa số.

Quỷ sứ nói :

- Thôi đến lượt anh sinh viên!

Nó trèo lên thang gác nhà bếp, lên đến tận căn gác xép tồi tàn của chàng sinh viên. Bên trong vẫn còn sáng. Con quỷ sứ nhòm qua lỗ khóa thấy chàng sinh viên đang ngồi đọc những trang sách nát trong cuốn sách của ông chủ hàng. Nhưng sao căn phòng lại sáng đến thế ! Cuốn sách phát ra một tia sáng tỏa ra như một gốc cây, vươn lên rất cao và xõa cành trên đầu người đọc sách. Tấm lá nào cũng tốt tươi, mỗi đóa hoa là một cái đầu thiếu nữ xinh tươi với những cặp mắt huyền đen láy hoặc những đôi mắt xanh cực kỳ trong sáng. Mỗi quả là một vì sao lấp lánh và trong phòng vang lên tiếng đàn hát mê hồn.

Quỷ sứ chưa từng hình dung nổi những cảnh tuyệt vời như thế bao giờ. Nó kiễng chân, đứng đực ra đấy, mắt nhìn chằm chằm, cho đến khi ánh sáng trong phòng vụt tắt đi.

Sau lúc chàng sinh viên đi ngủ, quỷ sứ vẫn không nhúc nhích vì tiếng hát vẫn ngân lên êm ái và quyến rũ ru cho chàng sinh viên ngủ.

Quỷ sứ lầm bầm :

- Thế mới tuyệt vời chứ! Mình không ngờ đấy. Không biết có nên đến ở với anh sinh viên này không nhỉ?

Nó suy nghĩ hồi lâu rồi tự nhủ :

- Nhưng hắn lấy đâu ra bột ngào sữa cho mình ăn?

Nghĩ thế nó quyết định trở về ở với ông chủ hàng tạp hóa.

Nó về vừa đúng lúc vì cái sọt dựng hàm răng giả nói quá nhiều nên đã gần mòn hết. Quỷ sứ mang hàm răng giả về trả cho bà chủ. Nhưng từ đó trở đi, cả cửa hàng, từ ngăn kéo đựng tiền cho đến hũ bơ đều tán thành ý kiến của sọt, đều kính nể và hoàn toàn tin tưởng ở sọt. Thậm chí đến ông chủ hàng đọc bài “Tin tức văn nghệ và sân khấu” đăng trong tờ báo buổi chiều cũng cứ tưởng là bài của sọt.

Nhưng quỷ sứ còn không ngồi yên được lấy một lúc. Khoa học và đạo lý thu lượm được trong hàng tạp hóa đối với nó là không đủ.

Đèn vừa thắp trong kho thóc thì dường như có những tia sáng như những sợi dây thừng kéo nó lên trên gác. Nó chạy vội lên nhìn qua lỗ khóa và lúc đó một cảm giác mạnh mẽ nổi lên trong người nó, giống như người đi bể gặp phong ba.

Chẳng hiểu sao nó khóc òa lên và cảm thấy nguôi nguôi qua hàng lệ.

Giá được ngồi bên chàng sinh viên dưới gốc cây lớn thì thú vị biết bao!

Than ôi! Không được. Nó đành nhìn qua lỗ khóa vậy.

Gió bắt đầu thổi qua kẽ hở trên mái nhà, nhưng nó vẫn đứng đấy, đứng trên ván gác giá lạnh.

Dẫu có rét đến mấy nó cũng chẳng bao giờ cảm thấy gì trước khi ánh sáng trong phòng tắt đi và tiếng ca nhạc im hẳn. Chỉ đến lúc ấy nó mới cảm thấy cóng, nó run rẩy trở về cửa hàng; dưới ấy mới dễ chịu và ấm áp, ấy là chưa nói đến món bột ngào sữa đêm Noel và mẫu bơ to tướng.

Ông hàng tạp hóa còn giữ được nó là ở chỗ đó. Một đêm kia, tiếng ồn ào dữ dội làm quỷ sứ bừng tỉnh. Nhìn qua cửa sổ nó thấy thiên hạ đang kêu cứu.

Bác tuần canh đang báo động.

Cháy sáng rực cả phố. Cháy cửa hàng tạp hóa hay cháy nhà bên cạnh? Thật là khủng khiếp! Bà hàng kinh hoảng đến nỗi tháo ngay hoa tai bỏ vào túi, nghĩ rằng mình cũng đã chạy được chút đỉnh. Ông hàng chạy cái két bạc và chị người ở chạy cái khăn vuông bằng lụa của chị.

Ai cũng muốn chạy vật gì quý giá nhất.

Quỷ sứ nhảy lên. Đến tận buồng anh sinh viên; anh ta đang lặng lẽ đứng trước cửa sổ xem đám cháy phát ra từ nhà bên cạnh. Quỷ sứ vớ lấy quyển sách kỳ diệu đang để trên bàn, nhét vào cái mũ trăm đầu màu đỏ của nó và giữ khư khư bằng cả hai tay: thế là của quý nhất nhà vẫn còn nguyên chưa việc gì !

Nó chui qua ống khói, chuồn lên mái nhà. Nó ngồi đấy, ngồi trong ánh lửa của căn nhà bên cạnh đang cháy, hai tay giữ cái mũ màu đỏ của nó, trong đựng của quý.

Giờ đây nó đã biết tâm hồn nó phải ngả về đâu và con người nó thuộc về ai. Nhưng khi đám cháy tắt thì lý trí lại thắng thế. Nó tuyên bố:

- Ta sẽ sống san sẻ với cả hai người. Không thể bỏ đứt ông chủ hàng tạp hóa được, vì món bột ngào sữa quả thật là ngon quá.

Điều đó cũng rất “con người” vậy.

Chúng ta cũng thế thôi, chúng ta cũng sẽ quay trở về với ông chủ hàng tạp hóa chỉ vì món bột ngào sữa.
Con lợn ống tiền

Con lợn ống tiền

Truyện cổ andersen Con lợn ống tiền
Truyện cổ andersen Con lợn ống tiền
Căn phòng của trẻ con đầy những đồ chơi là đồ chơi.
Trên mặt cái tủ nhiều ngăn kéo có một cái ống tiền bằng sành, hình con lợn. Dĩ nhiên là lợn ta có một cái khe sau lưng, và người ta đã lấy dao rạch rộng ra để có thể bỏ lọt cả đồng bạc vào được. Trong ống có hai đồng bạc, chưa kể đến vô khối tiền siling. Lợn ta chật ních những tiền đến nỗi lắc không kêu. Không thể nào bắt nó chứa thêm được nữa.

Bây giờ lợn ta được đặt trên nóc tủ. Nó đưa mắt nhìn khắp phòng để tỏ ra rằng với số tiền chứa trong bụng mình, nó có thể mua được tất cả các thứ đồ chơi trong buồng. Giàu đến như thế, làm gì chẳng kiêu ? Đây cũng đúng là dư luận của cả buồng, tuy rằng chẳng có ai nói ra, vì còn đang mải nói nhiều chuyện khác. Các ngăn kéo tủ để ngỏ. Trong đó có một con búp bê lớn hơi cũ, có một cái móc sắt sau gáy. Cô nàng nhìn quanh rồi lên tiếng : “Chúng ta chơi trò chơi người lớn nào ! Vui đáo để !”

Thế là ầm ĩ cả lên. Ngay cả các bức chân dung cũng quay mặt vào tường để tỏ ra mình cũng có hai mặt, nhưng không có ý phản đối đề nghị của búp bê.

Nửa đêm. Chị Hằng lấp lánh qua cửa kính và chiếu sáng không lấy tiền. Đã đến giờ khai mạc, tất cả đều được mời đến, kể cả chiếc xe nôi, tuy rằng nó thuộc loại đồ chơi hơi thụ.

Xe nôi trần tình : “Người nào có cái hay của người ấy chứ! Có phải tất cả thiên hạ đều là con nhà quý phái cả đâu. Người ta chả thường nói người nào phận nấy, là gì?”

Chỉ có mỗi lợn ta nhận được một thiệp mời, vì người ta cho rằng nó vắt vẻo trên cao thế thì dự có kêu to lên mà mời nó cũng chẳng nghe thấy nào. Mặc dù thế, lợn cũng không trả lời có đến hay không, và, quả nhiên nó không đến. Nếu nó muốn, nó sẽ dự cuộc vui tại chỗ; thu xếp thế nào thì thu xếp ! Và mọi người đành phải chiều nó !

Lập tức người ta sửa soạn một cái sân khấu múa rối nhỏ vừa tầm để lợn có thể xem được. Đầu tiên là diễn kịch, sau đó là tiệc trà, rồi đến mấy trò chơi trong nhà. Cuộc vui bắt đầu.

Ngựa gỗ đọc một bài diễn thuyết ngắn về những vật bằng gỗ và tính chất quý phái của con nhà dòng dõi. Xê nơi nói về đường sắt và sức mạnh của hơi nước. Đấy là những vấn đề “tủ” của chúng nên chúng nói rất thạo. Đồng hồ quả lắc thuyết trình một vấn đề chính trị và lớn tiếng kết luận :

- Tích tắc ! Thời cơ đã đến !

Công chúng xì xào :

- Có lẽ chị ta không được khỏe lắm thì phải !

Một chiếc gậy bằng song Tây Ban Nha khoe khoang một cách kiêu hãnh cái đầu bịt sắt và cái tay cầm bằng bạc của nó. Hai chiếc đệm thêu đặt trên ghế trường kỷ chẳng nói gì, chúng có vẻ dễ thương nhưng đần độn.

Đến mục hài kịch.

Mọi người ngồi xuống xem. Có ý kiến phát biểu là nên vỗ tay và dậm chân để tán thưởng.

Cái roi da lên tiếng :

- Tôi thì chẳng bao giờ vỗ tay hoan nghênh những người già mà chỉ hoan nghênh những người chưa “hứa hôn”.

Một tay hay đùa nói :

- Tôi thì cứ vỗ tay tuốt tuột.

Ống nhổ chen vào :

- Thôi, giờ nào việc nấy !

Mọi người đều tán thành; ai cũng muốn xem hài kịch. Kịch bản không hay lắm, nhưng diễn xuất khá. Diễn viên nào cũng cố ý phụ phía nào có nước sơn đẹp nhất ra, ai cũng diễn tài cả. Những dây buộc quanh con rối hơi thụ một tí, nhưng như thế người ta càng thấy rõ hơn. Con búp bê cảm động đến nỗi rơi béng cả cái móc sắt cắm sau đầu, còn lợn ta thì cũng hài lòng đến nỗi định tặng cho diễn viên một cái gì đấy. Theo thói quen của nó, “nó sẽ ghi tên diễn viên ấy trên tờ di chúc và người ấy sẽ nằm trong mồ với nó lúc nó chết”.

Thật gần như không thể nào hiểu nổi. Thoạt đầu chẳng ai suy nghĩ để hiểu thấu cả.

Tiệc trà xong, chuyển sang các trò chơi có vẻ trí thức, tức là chơi trò chơi giả làm người. Chỉ là trò chơi mà thôi, không có ác ý gì cả.

Sau đó, mỗi người lặng yên suy nghĩ một mình về những câu hỏi của lợn, suy nghĩ một cách nặng nhọc, vì có liên quan đến một tờ di chúc và một đám tang.

Bao giờ thì chuyện ấy sẽ xảy ra ?

Nó xảy ra sớm hơn chúng ta tưởng.

Cạnh ! Con lợn rơi từ trên mặt tủ xuống, vỡ tan từng mảnh trên sàn và các đồng siling nhảy múa vung lên: đồng bộ quay, đồng lớn lăn, nhất là đồng bạc trước nay vẫn muốn thoát khỏi nơi giam hãm. Lợn chết, cả tiền lẫn bạc đều được giải phóng. Nhưng lại có một con lợn khác thay thế ngay trên mặt tủ, con này cũng bằng sành, lúc này đây chưa có một siling trong bụng và người ta không cần phải lắc nó làm gì.

Tất nhiên là ban đầu đối với lợn ống tiền bao giờ cũng thế. Với chúng ta, thế là hết chuyện.
Những bông hoa của cô bé Ida

Những bông hoa của cô bé Ida

Truyện cô tích Những bông hoa của cô bé Ida.
Những bông hoa của cô bé Ida.

Cô bé Ida lẩm bẩm :

- Những bông hoa tội nghiệp của mình héo tiệt cả rồi. Mới tối qua còn đẹp là thế mà hôm nay đã tàn ! Tại sao thế, anh nhỉ ?

Em cất tiếng hỏi một anh sinh viên, một người bạn lớn tuổi của em, đang ngồi trên một chiếc trường kỷ nghe em nói. Anh sinh viên biết nhiều chuyện hay và đang cắt bìa cứng thành những hình ngộ nghĩnh : nào là quả tim, bên trên có các bà tí hon đang nhảy múa, nào là hoa, nào là lâu đài nguy nga có cửa sổ mở ra mở vào được.

- Tại sao hoa của em hôm nay có vẻ buồn rầu ủ rủ ư ? Là vì đêm qua chúng đi khiêu vũ chứ sao !

- Hoa thì nhảy làm sao được hở anh ?

- Có chứ ! Đến lúc tối mịt, khi chúng ta đi ngủ, chúng vui chơi, nối thành vòng tròn, nhảy múa với nhau. Hầu như đêm nào chúng cũng có dạ hội khiêu vũ, em ạ !

- Ở đấy họ có cho trẻ con vào không, anh ?

- Có. Cả hoa cúc và linh lan nữa

- Hoa nhảy ở chỗ nào cơ ?

- Em có đến trước của lâu đài nghỉ mát mùa hè của nhà vua, nơi có một khu vườn ta trồng vô vàn hoa, bao giờ chưa ? Chắc em đã trông thấy những con thiên nga bơi lại gần em khi em vứt bánh mì cho chúng đấy chứ ? Đấy, dạ hội khiêu vũ tổ chức ở chỗ ấy đấy !

- Hôm qua em có đi cùng với mẹ em vào khu vườn ấy, nhưng chả có cái cây nào còn lá, hoa cũng không. Chúng đi đâu hả anh ? Hồi hè, em thấy bao nhiêu là hoa cơ mà !

- Chúng ở trong lâu đài chứ ở đâu ! Em phải biết : hễ vua và triều đình trở về kinh đô thì các hoa liền vui vẻ chạy từ vườn vào lâu đài ngay. Chà ! Giá em được nhìn thấy chúng nhỉ ? Hai bông hồng đẹp nhất ngồi lên ngai và trở thành vua và hoàng hậu. Thược dược đứng sang một bên rồi vái lạy "chúng là thị thần". Rồi tất cả các hoa đẹp nhất cùng kéo nhau đến và cuộc dạ hội khiêu vũ bắt đầu. Những bông hoa violet tím xanh tượng trưng cho những lính thủy trẻ tuổi. Chúng nhảy với những bụng dạ hương lan và kỵ phù lam mà chúng gọi là tiểu thư ! Các bông uất kim hương và bách hợp đỏ to tướng là những bà già đứng coi sóc cho mọi người nhảy đứng đắn và mọi việc đâu vào đấy.

Bộ Ida hỏi :

- Nhưng các hoa đến nhảy trong lâu đài của vua mà không ai nói gì hả anh ?

- Chẳng ai hề biết gì. Trong những đêm hè, có người quản lý già vẫn đến lâu đài tuần tra đấy. Ông ta đeo một chăm chìa khó lớn, nhưng các bông hoa vừa nghe thấy tiếng chìa khóa va nhau loẻng xoẻng, chúng liền im lặng trốn sau bức rèm và chỉ thò đầu ra thôi. "Hình như có mùi hoa thơm đâu đây thì phải ?", cụ quản lý già nói thế, nhưng không thể trông thấy hoa.

- Vui quá ! Ida vừa nói vừa vỗ tay. Nhưng còn em, em có nhìn thấy hoa được không ?

- Có chứ. Chỉ cần nhìn qua cửa kính là sẽ thấy hoa. Hôm nay anh cũng đã làm như vậy. Anh đã trông thấy một bông hoa thủy tiên vàng đứng vươn vai trên một cái ghế bành. Đó là một cung nữ.

- Thế các hoa có ra ngoài vườn bách thảo được không ? Chúng có đi nổi quãng đường dài như vậy được không anh ?

- Nhất định là được chứ. Hoa muốn bay cũng được nữa là. Em không nhìn thấy các chim mùa hè, lông đỏ, lông vàng và lông trắng ư? Chúng giống như hoa, vì truớc kia chúng là hoa đấy. Chỉ khác ở chỗ chúng là những bông hoa đã bay rời khỏi cọng, cánh hoa vẫy vùng như thể cánh chim. Nếu chúng ngoan ngoãn, chúng sẽ được phép bay cả lúc ban ngày và không phải quay trở lại sống lặng lẽ trên các cọng nữa; cuối cùng, các cánh hoa cứ thế trở thành những cánh chim thật. Chắc em cũng đã nhìn thấy rồi chứ ? Vả lại, rất có thể là những bông hoa trong vườn bách thảo chưa bao giờ vào lâu đài của nhà vua và không biết trong ấy người ta chơi vui đến thế lúc đêm khuya.

Bây giờ anh bảo em cái này: có cách trêu một vố cho ông giáo sư thực vật học, nhà ở gần đấy (em biết ông ấy chứ ?) Khi vào đến vườn, em sẽ mách cho một bông hoa biết là có đại hội khiêu vũ trong lâu đài. Nó sẽ kể lại với các hoa khác và tất cả sẽ đi dự. Lúc ấy, nếu giáo sư vào vườn bách thảo thì sẽ không thấy một bông hoa nào nữa và cũng không thể biết chúng đã đi đâu.

- Nhưng hoa chuyện trò với nhau làm sao được ? Chúng biết nói hả anh ?

Anh sinh viên nói :

- Không, chúng không biết nói hẳn hoi đâu, nhưng chúng ra hiệu cho nhau. Em không bao giờ thấy khi có gió, các hoa vẫn cúi chào và nghiêng nghiêng những đài hoa màu xanh của chúng hay sao ? Đối với chúng, đó là một thứ ngôn ngữ dễ hiểu chẳng kém gì ta nói với nhau.

Bộ Ida hỏi :

- Thế chúng ra hiệu cho nhau như thế, ông giáo sư có hiểu được không ?

- Hiểu quá đi chứ. Có một buổi sáng ông ta xuống vườn và thấy một cây tầm ma lớn đang lấy lá ra hiệu bảo một bông hoa cẩm chướng bộ, màu đỏ như thế này : "Cơ xinh lắm, tôi yêu cơ tha thiết". Giáo sư tức giận bốn đánh vào cây tầm ma, tức là đánh vào ngón tay tầm ma, nhưng đâm ngay phải gai, phồng cả tay và từ dạo ấy trở đi ông ta không bao giờ dám đụng đến một cây tầm ma nào nữa.

- Buồn cười quá nhỉ ! - Cô bé Ida vừa nói vừa cười

- Ai lại đem những chuyện như thế nhồi vào óc trẻ con bao giờ !

Ông hội thẩm, tính hay gắt gỏng, vừa đến chơi, ngồi vào ghế trường kỷ mà nói vậy.

Ông ta không ưa anh sinh viên và mắng anh ta luôn về cái tội cắt những hình thù ngộ nghĩnh: khi thì cắt một người lủng lẳng trên giá treo cổ, tay cầm một quả tim, ý giả là một tên ăn trộm tim; khi thì cắt một mụ phù thủy già đang cưỡi một con ngựa bằng cán chổi và công kênh anh chồng trên mũi.

Ông hội thẩm không chịu được cái trò trẻ con ấy và đã thêm một lần nữa:

- Ai lại đem những câu chuyện như thế nhồi vào óc trẻ con bao giờ !

Nhưng cô bé Ida thấy chuyện anh sinh viên kể về hoa ấy rất thú vị. Lúc nào em cũng nghĩ đến chuyện ấy và tin là các bông hoa của em rũ đầu xuống như thế là dĩ nhiên, vì đó nhảy suốt đêm, do đó đâm ra ốm.

Em cầm hoa lên và đến thăm các đồ chơi khác đặt trên cái bàn xinh xắn. Ngăn kéo đầy những đồ chơi. Trong cái giường búp bê, con Xôphi của em đang ngủ.

Ida bảo:

- Xôphi dậy đi ! Đêm nay chịu khó ngủ trong ngăn kéo nhé ! Những bông hoa tội nghiệp này đang ốm. Có lẽ được nằm giường mày chúng sẽ đỡ chăng ?

Ida nhấc búp bê lên. Nó bĩu môi giận dỗi, chẳng nói, chẳng rằng. Nó cáu vì không được nằm giường, đắp chăn cho chúng rồi dỗ cho chúng nằm im để em còn đi pha nước chè cho chúng. Đến mai chúng sẽ khỏi và có thể dậy được. Rồi em kéo màn che chiếc giường nhỏ để nắng khỏi làm chói mắt chúng. Suốt cả buổi tối, Ida không thể không suy nghĩ đến câu chuyện anh sinh viên đã kể cho em nghe. Em phải ghé mắt qua rèm cửa sổ nhìn những bông hoa xinh đẹp của mẹ em để đấy rồi mới đi ngủ được.

Em bảo chúng :

- Mình biết lắm đêm nay các cậu sẽ đi dự hội khiêu vũ !

Các hoa làm như không hiểu gì và không động đậy một chiếc lá nào cả: nhưng Ida không lạ gì, vì em biết tỏng ra rồi. Lân giường nằm mà em vẫn mơ ước hồi lâu: giá được xem các bông hoa kiều diễm khiêu vũ trong lâu đài của nhà vua thì thích phải biết ! Em tự hỏi. "Các bông hoa của ta đã có đi dự hội thật không nhỉ ? "

Nhưng rồi em cũng ngủ thiếp đi.

Nửa đêm em bỗng bừng tỉnh giấc. Em vừa mơ thấy anh sinh viên và các bông hoa. Ông hội thẩm đang quở trách anh sinh viên là đã nhồi cho cô bé những ý nghĩ dở hơi. Căn phòng của Ida im lặng như tờ. Ngọn đèn đêm leo lét trên bàn, bố và mẹ đang ngủ.

Em tự hỏi :

- Các bông hoa của ta có còn nằm trên giường của Xophi không nhỉ ? Phải xem xem mới được.

Em nhổm dậy và nhìn qua cửa buồng vẫn đang hé mở. Em lắng tai và hình như nghe tiếng đàn dương cầm vẳng ra từ phòng bên, tiếng đàn rất hay, em chưa thừng nghe thấy tiếng đàn nào hay bằng.

- Chắc hẳn các hoa đang khiêu vũ ! Trời ! Phải đi xem mới được !

Em không dám động đậy, sợ làm mất giấc ngủ của bố mẹ.

- Chỉ ước gì các hoa đến đây !

Nhưng các hoa không muốn đến. Âm nhạc vẫn tiếp tục. Ida không cầm lòng nổi nữa. Em tuồn ra khỏi giường, nhẹ nhàng bước ra đến tận cửa và nhìn vào phòng bên cạnh. Ôi chao ! Em được xem thích quá !

Trong ấy không có đèn ngủ, nhưng ánh trăng chiếu qua cửa sổ sáng vằng vặc như ban ngày.

Dạ hương lan và uất kim hương xếp thành hai hàng trên sàn nhà; trên cửa sổ chỉ còn chậu hoa trống không. Các hoa đang nhảy vòng tròn giữa phòng, bông nọ nắm lắy những lá xanh dài của bông kia. Một bông bách hợp vàng đang chơi dương cầm. Chắc bộ Ida đã trông thấy nó trong vụ hè vừa rồi, em còn nhớ rõ ràng câu anh sinh viên nói về nó :

- Kìa, nom cứ như cơ Lin ấy !

Lúc ấy mọi người đều cười, nhưng giờ đây Ida cũng cảm thấy bông hoa to màu vàng ấy trông giống cơ Lin thật.

Tư thế chơi đàn của hoa chẳng khác gì cơ thiếu nữ ấy. Khuôn mặt trái xoan cũng nghiêng bên này nghiêng bên nọ và cái đầu cũng gật gật đánh nhịp.

Không ai trông thấy Ida. Một bông hoa kỵ phù lam dài từ mặt bàn để đồ chơi đi đến chỗ giường búp bê, vén tấm rèm che các bông hoa ốm lên.

Chúng liền đứng dậy ngay lập tức và ra hiệu muốn nhảy với các hoa khác. Chúng thích nhảy quá trông không còn vẻ gì là ốm yếu nữa.

Bỗng nhiên hình như có cái gì rơi từ trên bàn xuống. Đó là những "que lễ Mùa chay" vừa mới nhảy xuống đất. Chúng cũng tự coi là hoa như ai.

Trên mỗi đầu que có buộc một con búp bê nhỏ bằng sáp, đầu đội một chiếc mũ rộng bố ra, giống hệt như mũ ông hội thẩm. Các que nhảy giữa đám hoa bằng ba cái cẳng đỏ của chúng.

Chúng làm ồn cả lên, vì chúng nhảy điệu Maduyêcka. Các hoa khác không biết nhảy điệu ấy vì hoa nhẹ quá, không dậm nhịp chân được.

Con bơp bê bằng sáp vươn mình lên, quay trên các bông hoa giấy cài ở thắt lưng. Nó kêu :

- Ai lại đem những cái dại dột như thế dạy trẻ con bao giờ ?

Lúc ấy nom nó giống hệt ông hội thẩm với chiếc mũ bố của ông, cũng đỏ mặt và tức giận như ông ta. Các bông hoa giấy đập vào chân nó. Nó bốn thôi nhảy và lại trở thành con búp bê như cũ.

Dáng điệu con búp bê lúc ấy ngộ nghĩnh đến nỗi bộ Ida cứ cười rũ ra. Mỗi khi con búp bê nhảy ông hội thẩm cứ phải nhảy theo, muốn làm ra vẻ người lớn hay trẻ con cũng cứ phải nhảy.

Các hoa phải xin dăm cho ông, nhất là những bông hoa đã nằm trong giường búp bê. Các que cắm búp bê cũng ngả lòng.

Vừa lúc đó từ ngăn kéo đựng con búp bê Xôphi của Ida và các đồ chơi khác phát ra một tiếng động to. Con rối máy lưng gù bụng phệ cúi xuống cạnh bàn, bò sát đất đến mở ngăn kéo.

Xôphi chui đầu ra ngoài, nhìn quanh và nói :

- Ơ kìa ! Có khiêu vũ làm sao lại không ai bảo cho tôi biết trước thế ?

Chú rối máy lưng gù bụng phệ hỏi luôn :

- Cơ có muốn nhảy với tôi không ?

- Thế à ! Nom bộ dạng anh thật đúng là vũ nữ đấy - Xôphi vừa trả lời vừa quay ngoắt đi.

Nó ngồi xuống, nghĩ bụng thế nào chả có một đóa hoa đến mời nhảy.

Chẳng hoa nào đến. Nó bốn đằng hắng : "Hừm ! Hừm ! Hừm !" . Công toi !

Chú rối máy lưng gù bụng phệ đã bắt đầu nhảy một mình, cũng không đến nỗi vụng lắm, thật đấy !

Vì thấy hình như chẳng ai để ý đến nó, Xôphi bốn gieo mình từ trên ngăn kéo xuống.

Thế là náo động cả lên !

Tất cả các hoa đều chạy đến hỏi Xôphi có đau không. Hoa nào cũng ân cần. Nhất là những hoa đã nằm nhờ giường nó.

Xôphi không việc gì. Những bông hoa của Ida cám ơn Xôphi, nâng nó dậy và khiêu vũ với nó. Những bông hoa khác nhảy thành một vòng chung quanh những hoa của Ida. Xôphi mê tít; nó bảo với các bạn mới của nó cứ giữ lấy giường nó mà nằm. Nó nằm trên ghế trường kỷ là dễ chịu lắm rồi.

Các hoa đáp :

- Cám ơn bạn lắm ! Nhưng chúng tôi không sống lâu được đâu. Đến mai chúng tôi sẽ chết. Nhưng nhớ nói với bộ Ida chôn chúng tôi cùng một chỗ ngoài vườn với con bạch yến của cô ấy nhé. Đến hè sang năm chúng tôi sẽ mọc lại và sẽ còn đẹp hơn bây giờ kia !

- Không, các bạn sẽ không chết đâu, Xôphi vừa nói vừa ôm hôn chúng.

Vừa lúc đó, cửa phòng mở ra và cả một lũ hoa vừa nhảy vừa đi vào.

Ida không hiểu chúng nó từ đâu đến. Chắc hẳn là những bông hoa trong lâu đài của nhà vua. Hai bông hồng lộng lẫy đội mũ miện dẫn đầu. Đó là vua và hoàng hậu,.

Rồi đến những bông cẩm chướng xinh đẹp cúi chào bốn phía.

Nhưng bông hoa thu mẫu đơn to tướng thổi kèn bằng vỏ đậu Hòa Lan đến nỗi đỏ mặt tía tai. Hoa muống và hoa bìm bìm xanh biếc rung lên, kêu như chuông. Thật là một dàn nhạc kỳ diệu.

Sau đó rất nhiều hoa khác vừa nhảy với nhau vừa tiến vào, nào violet tím xanh, nào cúc trắng, nào linh lan màu mỡ gà.

Rồi tất cả các hoa thân ái ôm hôn nhau.

Cuối cùng, chúng chúc nhau ngủ ngon.

Cô bé Ida trở về đi ngủ và mơ thấy tất cả những hình ảnh vừa qua.

Sáng hôm sau, vừa mở mắt, em đã chạy ngay ra bàn xem các hoa có còn đấy hay không. Em vén rèm che chiếc giường nhỏ lên. Các hoa vẫn còn đấy, nhưng héo hơn tối hôm qua nhiều. Xôphi nằm trong ngăn kéo, hôm qua đặt đâu, hôm nay vẫn nằm đấy, nhưng mặt trĩu xuống vì buồn ngủ. Bộ Ida hỏi nhỏ :

- Mày có nhớ mày phải nói với tao điều gì không ?

Nhưng Xôphi vẫn giữ vẻ mặt ngây dại và không đáp lại lời nào.

- Như thế là không ngoan rồi. Mày đã chả được nhảy với tất cả các hoa là gì ?

Ida lấy một cái hộp bên ngoài có vẽ nhiều chim đẹp. Em mở hộp, đặt các hoa vào và bảo :

- Mộ của các bạn sẽ đẹp lắm. Khi nào các anh họ của tôi ở Nauy về đến đây, chúng tôi sẽ đem chôn các bạn ngoài vườn để đến mùa hè các bạn lại mọc lên, đẹp hơn cả bây giờ.

Những anh họ ở Nauy về là hai cậu bé khỏe mạnh tên là Giônat và Ađônphơ. Cha các cậu mới cho các cậu hai khẩu súng bắn chim. Các cậu định đem khoe với Ida.

Cô bé kể chuyện những bông hoa bị chết cho các cậu nghe và các cậu nhận lời đi chôn chúng.

Hai cậu vác súng đi truớc. Sau đến cô bé Ida bưng chiếc hộp đựng hoa. Họ đào một cái huyệt trong vườn. Ida chôn các bông hoa, rồi đặt chúng cùng với cái hộp xuống mộ.

Súng hỏa mai và sung thần công chẳng có. Giônat và Ađônphơ bắn súng hơi tống táng.



Cô bé chăn ngỗng

Cô bé chăn ngỗng


Cô bé chăn ngỗng
Ngày xưa, có một bà hoàng hậu tuổi đã cao. Đức vua chết đã lâu, bà có một cơ con gái rất xinh đẹp. Khi lớn lên, nàng được hứa hôn với một chàng hoàng tử con vua một nước xa xôi. Đã đến lúc tổ chức lễ cưới, nàng công chúa chuẩn bị sẵn sàng đi nước xa lạ. Mẹ nàng chuẩn bị cho nàng những vật quý giá: đồ trang sức, vàng, bạc, cốc, châu ngọc, tóm lại là tất cả những gì xứng đáng làm của hồi môn cho một công chúa vì mẹ nàng rất mực yêu nàng. Mẹ nàng gửi gắm một thị nữ có nhiệm vụ dẫn nàng đi đến chỗ ở của người chồng chưa cưới. Mỗi người cưỡi một con ngựa. Ngựa công chúa cưỡi tên là Pha-la-da, biết nói. Đến lúc chia tay, bà hoàng vào trong phòng ngủ, lấy một con dao con chích ngón tay, để chảy ba giọt máu. Bà cho máu nhỏ xuống một cái khăn trắng nhỏ, đưa cho con gái và dặn :

“Con thân yêu, hãy giữ gìn cẩn thận cái khăn này, nó sẽ có ích cho con trên đường đi”.

Hai mẹ con buồn bã từ biệt nhau. Công chúa để cái khăn áp trước ngực, nhảy lên yên ngựa để đi đến nơi ở của người yêu. Sau khi đã đi được một tiếng, cơ cảm thấy khát khô họng, cơ bảo thị nữ :

- Em hãy xuống ngựa, lấy cốc của ta múc nước suối kia và mang lại đây cho ta, ta khát nước lắm.

- Nếu cơ khát, thị nữ trả lời, thì hãy tự nhảy xuống, rồi vươn người ra trên mặt nước mà uống. Tôi không phải là đầy tớ của cơ.

Công chúa khát lắm, bốn xuống ngựa, cúi xuống dòng nước suối để uống nước. Nàng không dám uống nước bằng cốc vàng.

- Trời ơi ! - nàng kêu to. Ba giọt máu trả lời cơ :

- Nếu mẹ cơ biết sự tình thế này, thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.

Nhưng công chúa là người can đảm. Nàng không nói gì và lại nhảy lên ngựa. Ngựa phi nước đại được vài dặm. Trời thì nóng nực, chẳng mấy chốc nàng lại khát nước. Tới một con sông, nàng bảo thị nữ :

- Em hãy xuống ngựa và cho ta uống nước bằng cái cốc vàng.

Cơ đã quân đứt những lời độc ác của thị nữ. Nhưng thị nữ lại trả lời ngạo mạn hơn :

- Nếu cơ khát thì hãy đi mà uống nước một mình, tôi không phải là đầy tớ của cơ.

Công chúa khát quá, nhảy xuống ngựa, cơi xuống dòng nước chảy xiết, khúc và kêu lên:

- Trời ơi !

Ba giọt máu liền đáp lại :

- Nếu mẹ cơ biết sự tình thế này thì hẳn tim bà sẽ tan nát trong ngực.

Trong khi cơ cúi xuống để uống thì cái khăn có ba giọt máu, tuột khỏi ngực cơ và trôi theo dòng nước mà cơ không hay biết gì, vì lúc đó cơ rất sợ hãi. Thị nữ thì lại trông thấy hết và nó rất vui mừng là từ giờ trở đi công chúa sẽ bị nó trị. Từ lúc đánh mất ba giọt máu, công chúa trở nên yếu đuối, không đủ sức tự bảo vệ nữa. Khi nàng định trèo lên con ngựa Pha-la-da thì thị nữ bảo :

- Tôi sẽ cưỡi con Pha-la-da, còn cơ, cơ hãy cưỡi con ngựa tồi của tôi.

Công chúa đành làm vậy. Tiếp đó thị nữ ra lệnh, lời lẽ gay gắt, bắt nàng phải cởi quần áo hoàng cung ra và mặc quần áo của nó vào. Cô lại phải thề có trời là khi đến cung điện sẽ không nói lộ gỡ ra. Nếu cơ không chịu thề thì nó sẽ giết chết cơ tại chỗ. Nhưng con Pha-la-da đã quan sát tất cả và ghi nhớ tất cả.

Thị nữ thì cưỡi con Pha-la-da, còn công chúa thì cưỡi con ngựa tồi. Họ lại tiếp tục đi, cuối cùng đến lâu đài nhà vua. Ở đấy, mọi người rất vui mừng khi họ tới, và hoàng tử vội chạy đến tận nơi đón họ, đỡ thị nữ xuống ngựa, vì tưởng rằng đó là vợ chưa cưới của mình. Thị nữ đi lên bậc thang lâu đài, còn nàng công chúa thì phải đứng lại ngoài thềm lâu đài. Vua cha nhìn ra, qua cửa sổ thấy nàng duyên dáng và tuyệt đẹp. Người vào trong cung và hỏi cô gái được coi là vợ chưa cưới của hoàng tử xem cô gái đứng ngoài sân là ai.

- Tâu vua cha, con đã gặp cô gái đó trên đường đi và con đã đưa cô ta đi cùng để đỡ lẻ loi một mình. Xin vua cha cho cô ta làm việc gì đó để cô ta khỏi phải vụ công rỗi nghề.

Nhưng vua cha không có việc gì giao cho cơ làm cả. Người bảo:

- Ở ngoài kia, ta có một thanh niên chăn ngỗng, hãy để cô ấy giúp việc anh ta vậy.

Chàng thanh niên tên là Cuốc. Vợ chưa cưới của hoàng tử phải giúp anh chăn ngỗng.

Ít lâu sau, vợ chưa cưới giả tâu với hoàng tử:

- Chàng thân yêu ơi, em muốn một điều, chàng hãy làm vui lòng em nhé!

Hoàng tử nói:

- Được thôi!

- Chàng hãy cho gọi người thợ lột da đến đập chết con ngựa em cưỡi đến đây, vì trong khi đi đường nó đã làm em bực tức.

Thật ra thì nó sợ con ngựa kể lại cách nó đối xử với công chúa. Đến lúc con ngựa trung thành Pha-la-da phải chết thì công chúa được tin. Nàng hứa với người thợ lột da là sẽ bí mật biếu anh một đồng tiền bạc nếu anh giúp nàng một việc nhỏ. Trong đô thị có một cái cổng to rất tối, hàng ngày, sớm tối nàng phải dẫn đàn ngỗng đi qua. Nàng xin người thợ lột da hãy đóng đanh treo đầu con Pha-la-da vào cái cổng ấy để nàng có thể luôn luôn trông thấy nó. Người thợ lột da hứa sẽ làm, bác đóng đanh chặt cái đầu con ngựa vào dưới cái cổng tối om.

Sáng sớm, khi cùng Cuốc đi qua cổng, cơ bảo cái đầu :

“Ơi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Cái đầu trả lời:

“Ơi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Lặng lẽ, cơ đi khỏi đô thị, dẫn đàn ngỗng ra cánh đồng. Đến đồng cỏ, cơ ngồi xuống và rũ túc ra. Túc cơ óng ánh như vàng nguyên chất và Cuốc rất thích nhìn mớ tóc ấy lóe sáng. Anh muốn nhổ vài cọng túc. Công chúa bốn nói :

“Ta khúc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào túc ta chải và tết xong”.

Tức thì gió thổi mạnh cuốn đi cái mũ của Cuốc. Anh ta chạy theo ngay. Khi anh trở về thì công chúa đã chải đầu xong và anh không nhổ được sợi tóc nào. Anh rất bực và không nói năng gì với cơ nữa. Họ lại tiếp tục chăn ngỗng đến chiều, rồi cùng về nhà.

Sáng sớm hôm sau, khi lựa đàn ngỗng qua cổng, cô gái nói :

“Ơi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Đầu ngựa trả lời :

“Ơi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Đi ra khỏi đô thị, cô lại ngồi trên đồng cỏ và lại rũ túc ra chải. Cuốc muốn nắm lấy mớ tóc. Cơ vội vàng nói :

“Ta khúc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào túc ta đã chải và tết xong”.

Gió nổi lên, cuốn cái mũ đi. Cuốc phải chạy theo. Khi anh ta về thì cơ đã chải đầu xong từ lâu, và anh không nắm được mớ tóc ấy. Và rồi hai người lại cùng chăn ngỗng đến chiều.

Nhưng chiều hôm ấy, về tới nhà, Cuốc đến gặp vua cha, và tâu :

- Kính thưa hoàng thượng, con không thể chăn ngỗng với cô gái này nữa.

- Tại sao vậy?, vua hỏi.

- Suốt ngày cô ta làm con bực mình!

Vua cha bảo anh kể lại sự việc đã xảy ra. Cuốc nói :

- Buổi sáng, chúng con dẫn đàn ngỗng qua cái cổng tối om, ở đấy, có một cái đầu ngựa treo trên tường, cô ta nói với nó:

“Ơi, Pha-la-da, mày bị treo ở đây ư?”

Cái đầu trả lời:

“Ơi ! Nàng công chúa của tôi, nàng qua đây ư?
Nếu mẹ nàng biết nông nỗi này
Tim mẹ sẽ vỡ tan tành”.

Và Cuốc kể các sự việc đã xảy ra ở cánh đồng chăn ngỗng và tại sao anh ta lại phải chạy theo cái mũ. Vua cha dặn anh ngày hôm sau cứ đi chăn ngỗng như thường lệ. Sáng sớm, ngài thân chinh đến dưới cái cổng tối om và nghe được những câu cô gái nói với cái đầu Pha-la-da. Ngài theo ra cánh đồng và nấp vào một bụi cây. Chính mắt ngài trông thấy anh thanh niên và cô gái kia lựa ngỗng thế nào và sau một lúc cô gái ngồi xuống gỡ mớ tóc vàng xõa xuống lóe sáng. Rồi cô lại nói:

“Ta khúc đây, ta không đây! Hỡi làn gió nhẹ,
Hãy cuốn cái mũ của Cuốc đi!
Cho đến khi nào túc ta chải sóng mượt và tết xong”.

Một cơn gió thổi mạnh, cuốn cái mũ đội đầu của Cuốc đi. Anh phải chạy theo rất xa. Cô gái chăn ngỗng chải tóc và cuốn thành những búp. Vua cha nhìn thấy tất cả. Không ai nhận ra ngài vì ngài rời khỏi nơi đó.

Chiều đến, cô gái về nhà, ngài cho gọi cơ đến và hỏi tại sao cô lại làm như thế.

- Tâu bệ hạ, con không thể nói được, cơ trả lời. Con không thể kể nỗi khổ của con với bất cứ ai trên thế gian này, con đã thề như vậy để khỏi bị người ta giết.

Vua cha ép cơ nói, nhưng ngài không biết được gì thêm. Ngài bốn nói :

- Nếu con không muốn nói với ta thì con hãy kể nỗi khổ của con với cái bếp lò này.

Rồi ông bỏ đi. Cơ đến ngồi gần cái bếp lò, than khóc, thổ lộ tâm gan.

- Ta ngồi đây, bị cả thế gian ruồng bỏ, dự ta là con vua. Một con thị nữ ác độc đã áp bức ta, bắt ta đổi cho nó quần áo hoàng cung. Nó đã thay thế ta để làm vợ chưa cưới của người yêu ta, và ta bắt buộc phải làm công việc bình thường của người chăn ngỗng. Nếu mẹ ta biết nông nỗi này, tim bà sẽ tan nát.

Vua cha đứng ở phía tường bên kia gần ống thông hơi, ngài đã nghe thấy hết. Ngài trở về và gọi cơ hãy rời cái lò và đến gặp ngài.

Người ta mang đến cho cơ quần áo hoàng cung, cơ mặc vào đẹp như có phép lạ. Vua cho gọi con trai đến và bảo cho con biết về cơ vợ chưa cưới giả mạo. Cơ người yêu thật đứng trước mặt chàng, đấy là cô gái chăn ngỗng.

Hoàng tử thấy cơ rất đẹp và phúc hậu nên lòng tràn ngập niềm vui. Một bữa tiệc được sửa soạn để mời tất cả bạn bè thân thuộc. Hoàng tử và công chúa ngồi ở đầu bàn, trước mặt họ là con thị nữ. Nó bị chóng ngợp và không nhận ra cơ chủ trang sức lộng lẫy. Khi họ đang ăn uống vui vẻ, vua cha ra một câu đố cho thị nữ. Nó phải trả lời là một người đàn bà lừa dối chủ sẽ bị xử tội thế nào. Ngài kể các sự kiện đã xảy ra và hỏi nó:

- Như thế sẽ xứng đáng với hình phạt gì?

- Nó xứng đáng phải đuổi đi khỏi đất nước.

- Kẻ ấy chính là mày, vua cha nói. Mày đã ra bản án xử tội mày, mày sẽ bị xử tội như mày nói.

Sau khi hình phạt được thi hành, hoàng tử cưới nàng công chúa làm vợ và họ trị vì đất nước trong hòa bình và hạnh phúc./
Chủ Nhật, 6 tháng 4, 2014
Đôi giầy đỏ

Đôi giầy đỏ

Đôi giầy đỏ
Karen là một cô gái nhỏ rất xinh xắn và rất ngoan. Mẹ cơ nghèo nên cơ chẳng có giầy dép gì, mùa hè đi chân đất, mùa đông đi guốc gỗ, chân không chịu được rét, đỏ ửng lên.

Trong làng có một bà thợ giầy già. Thương cô bé, bà nhặt những mẩu da đỏ chắp vá cho cô bé một đôi giầy. Đôi giầy ấy chẳng lấy gì làm đẹp lắm vì bà lão phúc hậu ấy mắt đã kém, tay lại run, nhưng bà lão đã tặng vật ấy cho Karen với tấm lòng trìu mến. Cô bé thích quá.

Ngay ngày hôm ấy mẹ cơ qua đời. Đúng ra, nhà có tang không được đi giầy đỏ. Nhưng vì không có đôi giầy nào khác nên cô bé đành phải đi giầy đỏ vậy. Cô bé vừa đi vừa khúc rũ rượi. Chợt có một cỗ xe ngựa lớn và cũ đi qua, trên có một bà quí phái già. Trông thấy cô bé mồ côi đang nức nở, bà động lòng thương, nói với cụ đạo hỏi xin cô bé. Bà nói:

- Cụ cho tôi xin cô bé này, tôi sẽ đem về nuôi nấng và chăm sóc cẩn thận.

Lúc đầu Karen cứ tưởng bà già lưu ý đến em vì em có đôi giầy đẹp, nhưng bà lại bảo đôi giầy xấu lắm phải vứt đi. Rồi bà cho em ăn mặc đẹp đẽ sạch sẽ, lại cho em học viết, học đọc, học may vá. Mọi người khen em đẹp và ngoan. Nhìn vào gương, gương cũng bảo em đẹp và ngoan.

Một hôm nhà vua, hoàng hậu và công chúa ngự giá đến thành phố gần đấy. Nhân dân nô nức kéo nhau đến chiêm ngưỡng long nhan. Cô bé Karen cũng theo người lớn đến xem. Cơ trông thấy công chúa bận toàn xatanh trắng đứng trên bao lơn để cho mọi người dân trông thấy. Dưới chân công chúa đi đôi giầy da dê màu đỏ rất đẹp, khác hẳn đôi giầy bà cụ thợ giầy nghèo phúc hậu đã tặng Karen.

Đến ngày Karen chịu lễ thêm sức, bà quý phái may cho cơ quần áo đẹp và dẫn cơ đến nhà người thợ giầy giỏi nhất thành phố thuê đúng cho cơ một đôi giầy. Đến nơi, Karen chìa đôi chân bé nhỏ cho bác thợ giầy đo. Cơ nhìn chung quanh thấy trong tủ có một đôi giầy đỏ cũng đẹp như đôi giầy công chúa đi hôm trước. Karen reo lên: Đôi giầy mới đẹp làm sao! Cháu thích đôi giầy ấy lắm! Bác cho cháu đi thử nếu vừa thì bán cho cháu. Bác thợ giầy đưa cho bộ thử và nói:

- Đôi giầy này là của con gái vị bá tước đặt, nhưng nhỏ quá đi chật không vừa nên tôi còn để đây.

- Giầy bằng da dê phải không, bà quý phái nói, trông bóng bẩy và đẹp quá!

- Thưa vâng, bằng da dờ đấy ạ.

Đôi giầy Karen đi rất vừa nên bà quý phái mua ngay cho em. Nhưng bà không biết là màu đỏ, vì bà kém mắt; nếu biết màu đỏ, bà đã không để cho Karen đi vào ngày chịu lễ thêm sức.

Thấy Karen đi giầy đỏ vào nhà thờ mọi người lắc đầu. Khi đi qua ngưỡng cửa tất cả các bức tranh treo trên tường chằm chằm nhìn cơ. Karen không những không ngượng mà còn hãnh diện. Cụ đạo nhắc nhở Karen về bổn phận của cô gái đến tuổi biết suy nghĩ và bước vào hàng ngũ con chiên. Đại phong cầm vang lên điệu nhạc thánh ca. Dàn hợp xướng nhi đồng cũng nổi lên bài hát cầu ngắm nghía đôi giầy đỏ đẹp như giầy của công chúa.

Chiều hôm ấy nghe mọi người xì xào bà quý phái mới biết. Bà bảo cô bộ:

- Vào nhà thờ dự lễ, lại đi giầy đỏ như thế là ngạo nghễ. Từ nay đã bước chân đến nhà thờ phải đi giầy đen, dự cũ dự rách cũng phải đi.
Chủ nhật sau Karen phải đi chịu lễ ban thánh thế. Nhớ lời bà quý phái dặn, Karen đó đi giầy đen vào. Nhưng nhìn đi nhìn lại đôi giầy đỏ, thấy đẹp hơn, cô bé lại tháo giầy đen ra, đi giầy đỏ.

Hôm ấy trời đẹp. Muốn tận hưởng ánh nắng ấm áp, bà cụ quý phái dẫn Karen đi qua các con đường nhỏ rồi mới ra đường cái để đến nhà thờ. Họ phải đi qua con đường đầy bụi. Một ông cụ già thương binh chống gậy thấy hai người đi đến. Ông cụ xin bà già quý phái cho đánh giầy. Bà già đồng ý, Karen chìa đôi giày nhỏ nhắn cho ông cụ chải bụi.

- Chà đôi giầy khiêu vũ đẹp quá! Khi khiêu vũ cơ phải cho giầy bỏm chặt vào chân kẻo rơi.

Bà quý phái cho ông lão tàn tật một đồng bạc rồi cùng Karen bước vào nhà thờ. Cả cử toạ trợn to mắt nhìn đôi giầy đỏ. Các bức chân dung treo trên tường cũng dán mắt vào đôi giầy. Còn Karen thì cứ mải nhìn đôi giầy quân cả cầu nguyện khi chịu ban lễ thánh thể, cơ lơ đãng chỉ nghĩ đến đôi giầy đỏ dưới chân. Cơ cứ tưởng chung quanh người ta ghen tị với cơ vì đôi giầy đỏ.

Ở nhà thờ ra, bà quý phái lên chiếc xe đã chờ sẵn ngoài cửa. Karen cũng bước lên theo.

Ông già tàn tật lúc này vẫn đang còn đấy. Trông thấy Karen, ông lại tấm tắc.

- Đôi giầy khiêu vũ đẹp thật!

Bỗng Karen thấy người như nhấc bổng lên, đôi chân nhún nhảy liên hồi, muốn ghìm không được.

Người đánh xe ôm vội lấy cơ ấn vào xe. Vào xe rồi cô bé vẫn nhảy, đá cả vào bà già quý phái. Nhưng rồi xe cũng về đến nhà. Chị hầu phòng phải bế vội cô bé vào, tháo ngay đôi giầy quái gở ra, không thì còn nhảy nhót mãi. Bấy giờ ai chân Karen mới được nghỉ ngơi.

Đôi giầy được bỏ vào tủ, khó chặt lại. Mỗi ngày Karen đến ngắm ngía hàng chục lần.

Được ít lâu bà già quý phái ốm, cần có người ở bên trong nom chăm sóc. Đấy là nhiệm vụ của Karen. Cũng vào hôm ấy cô lại nhận được giấy mời đi dạ hội. Cơ đã nghĩ mình phải ở nhà để chăm sóc ân nhân. Nhưng rồi cô lại nghĩ bà già chẳng còn sống được bao lâu, chăm sóc có ích gì! Thế là Karen mở tủ lấy giầy, đôi giầy đỏ vẫn cất đấy từ lâu. Sỏ chân vào giầy cơ nghĩ đi dạ hội mang giầy này có sai sót gì.

Thế là cơ ra đi. Nhưng vừa bước chân ra khỏi cửa hai chân đã lại nhảy nhót, hết đập vào nhau, lại nhảy sang phải, rồi nhảy sang trái. Thấy cơ xinh đẹp, nhảy khéo, người đi đường dừng cả lại xem. Suốt dọc đường từ nhà nơi đến dạ hội, Karen cứ nhảy nhót như thế đến nỗi mệt lử không còn lê vào hội trường được nữa. Cơ phó mặc cho đôi giầy đưa khắp nơi qua các phố, rồi ra ngoại thành đến các khu rừng xa. Đến đây cô bé lại nhìn thấy ông lão tàn tật. Ông lão nói:

- Chào cô em xinh đẹp. Cơ có đôi giầy khiêu vũ kháu quá.

Đến lúc này Karen mới nhận ra lão già tàn tật là một tên phù thuỷ. Lão đến không phải xin đánh giày để kiếm tiền mà để phù phép. Cô bé phát hoảng lên, muốn trút bỏ đôi giầy, nhưng không sao lôi ra được. Đôi giầy cứ dính chặt vào chân và bắt cô bé phải cử động liên hồi, không sao ngồi xuống được.

Cô bé cứ nhảy nhót như thế, băng qua đồng cỏ, ruộng mương, rừng núi, chẳng được nghỉ ngơi lấy một giây, chẳng kịp lấy lại hơi thở. Hết ngày nọ qua ngày kia cô bé không ngớt quay cuồng cả dưới ánh nắng như lửa đốt, cả trong giá lạnh và mưa rào.

Cụ bị cuốn vào một nghĩa địa, cố bám lấy một ngôi mộ, nhưng lại bị bật ra ngay, không sao níu được. Cô lại bị lôi đến một nhà thờ, cơ muốn ẩn vào thánh thất cầu xin thượng đế xá cho tội đã ngạo mạn người.

Nhưng một vị tiên cánh dài chấm đất, thái độ nghiêm khắc, vung thanh gươm sáng loáng bảo cô:

- Con cứ nhảy đi, nhảy mãi với đôi giầy đỏ mà con quý hơn mọi cái, nhảy cho đến lúc chỉ còn da bọc xương, cho đến thân tàn ma dại. Khi nào qua nhà những đứa trẻ hay sĩ diện và tự phụ, con hãy gõ cửa gọi chúng ra xem để chúng biết tính kiêu ngạo thiệt hại như thế nào. Nhảy đi! Nhảy mãi đi!

- Xin tha tội! Xin tha tội cho tôi.

Karen kêu van nhưng đôi chân đã kéo cơ đi xa không nghe thấy tiếng trả lời của vị tiên nữa.

Hôm sau cô bé đến một ngôi nhà trông quen thuộc. Một đám người mặc đồ tang đưa từ trong ra một cỗ quan tài trên trải đầy hoa. Đó là đám ma bà già quý phái, ân nhân của Karen. Karen đã bỏ mặc bà ở nhà để đi khiêu vũ. Karen cảm thấy có tội.

Đồi giầy vẫn tiếp tục lôi cô bé đi qua núi non, rừng rậm, gai góc cào rách cả mặt, xước cả chân tay. Rồi cơ đến trước cửa một nhà mà cơ biết là đao phủ. Cơ đập cửa gọi:

- Ông ơi! ông ra đây! Cháu van ông! Cháu không vào được. Đôi giầy cứ bắt chân cháu quay cuồng liên tục, không sao ngừng được.

- Gọi ra làm gì? Cơ biết ta là ai không? Ta là người chặt đầu những kẻ gian ác. Búa tạ đang reo lên đây hẳn là sắp có việc.

- Võng! Karen nói - Nhưng xin ông đừng chặt đầu cháu, để cháu còn sám hối; ông chặt chân cháu thôi.

Nói thế rồi cô bé thu hết tội lỗi đã ngạo mạn. Đao phủ túm chặt cơ chặt một nhát đứt phăng hai chân.

Hai chân vẫn tiếp tục quay cuồng mang theo đôi giầy đỏ, biến thẳng vào rừng, sau đấy cô bé đi đến nhà thờ để mọi người thấy rằng cơ đã được xá tội.

Nhưng vừa tới nhà thờ, cơ đã thấy đôi chân đi giầy đỏ của cơ đã lại đang nhảy múa ở đấy rồi. Cô bé ù té chạy.

Cơ lang thang khắp chốn, sống nhờ của bố thí. Cơ buồn phiền, nước mắt tuôn rơi như suối.

Cô bé rời nhà thờ đến nhà ông mục sư xin ông được làm người giúp việc, xin nhận mọi công việc có thể làm được, miễn là ít phải đi lại và không hỏi công xá gì, chỉ càn có chỗ dung thân mà thôi.

Bà vợ ông mục sư thương tình giữ cô lại. Karen đã tỏ ra quyết tâm tiến bộ và chăm chỉ làm việc. Cơ trở nên trầm tĩnh, lặng lẽ. Buối tối khi ông mực sư đọc kinh, cơ chú ý lắng nghe. Các em nhỏ rất quý cơ, nhưng hễ thấy chúng khoe khoang với nhau, đứa nào xinh, đứa kia có quần áo đẹp là cơ khuyên nhủ bảo rằng đó là những thói xấu cần phải tránh.

Đến một ngày lễ, mọi người đến nhà thờ dự lễ. Cơ không đi được, thấy buồn, khóc thút thít. Cơ leo lên gian phòng nhỏ của mình quỳ xuống đọc kinh. Giữa lúc đang tĩnh tâm cầu nguyện, tiếng đại phong cầm vọng đến. Cơ ngước mắt nhìn lên trời cầu khẩn: "Xin thượng đế hãy cứu vớt con".

Bỗng quanh mình cơ ánh hào quang rực sáng. Trước mặt cơ hiện ra một tiên cô đã trông thấy ở nhà thờ hôm trước. Những lúc này vị tiên không cầm gươm mà cầm một bông hồng rực rỡ. Người đẩy bông hông lên trần nhà, tức thì các bức tường mở ra, Karen được đưa vào giữa nhà thờ. Tiếng đại phong cầm vang lên, khi bài hát chấm dứt, ông mục sư nhìn thấy cơ và bảo:

- Con đã đến đấy à? Tốt lắm!

Cô bé đáp:

- Thượng đế xá tội cho con rồi!

Tiếng đại phong cầm lại vang lên. Các em nhỏ cất tiếng hát bài cầu nguyện. Một tia nắng rực rỡ xuyên qua cửa kính, rọi vào Karen. Tim cơ tràn đầy sung sướng, hồn cơ lao theo tia nắng lên thiên đường.
Một bà mẹ

Một bà mẹ

Một bà mẹ
Một bà mẹ đang ngồi bên đứa con thơ. Bà rất buồn vì đang lo đứa con bà chết mất. Đứa bé xanh rớt đã nhắm nghiền đôi mắt và đang thoi thóp. Đôi lúc đứa bé rền rĩ rất thiễu não, thế là người mẹ lại cúi sát xuống gần con, lòng se lại.

Có tiếng gõ cửa, một ông già nghèo khổ trăm kím trong tấm chăn thường khoác cho ngựa bước vào. Trời rét như cắt, kể ra không có áo nào ấm bằng thứ chăn ấy. Bên ngoài toàn là một màu băng tuyết. Gió vun vút như quất vào mặt.

Ông già rét run lập cập. Nhân lúc đứa bé ngủ thiếp đi, bà mẹ nhóm lò hâm một cốc bia. Ông già ngồi xuống ru đứa bé. Bà mẹ ngồi vào chiếc ghế gần ông già, nhìn đứa bé ôm yếu vẫn đang thoi thóp thở, và giơ một bàn tay lên. Bà hỏi :

- Liệu có việc gì không ? Thượng đế hẳn không bắt nó đi chứ ?

Ông già, chẳng phải ai, chính là Thần Chết, lắc đầu một cách khó hiểu. Bà mẹ gục đầu xuống ngực, nước mắt ròng ròng trên gò má. Đã ba ngày ba đêm nay, không hề được chợp mắt, bà thấy đầu nặng trĩu.

Bà ngủ thiếp đi, chỉ loáng một lát thôi, rồi chợt rùng mình vì rét, bà lại chồng dậy.

- Gì thế này ? - Bà kêu lên, mắt nhìn tứ phía. Ông già và cả con bà nữa đã biến mất. Lão đã đem con bà đi rồi. Chiếc đồng hồ quả lắc vẫn cót két trong xó nhà.

Cộc ! Một quả lắc bằng chì rơi xuống đất. Thế là chiếc đồng hồ ngưng bặt.

Bà mẹ tội nghiệp vùng chạy ra ngoài, miệng gọi con.

Bên ngoài, có một bà cụ mặc áo dài đen, đang ngồi giữa đám tuyết, bảo bà mẹ :

- Tôi thấy Thần Chết đã vào nhà chị. Lão ta mang con chị chạy đi rồi. Lão ta chạy nhanh hơn gió và chẳng bao giờ mang trả lại những con người lão đã cướp đi.

Bà mẹ khẩn cầu:

- Xin cụ chỉ bảo cho tôi con đường lão đi. Cứ chỉ đường cho tôi, tôi sẽ đuổi kịp.

Bà cụ đáp:

- Biết rồi! Nhưng trước khi ta chỉ đường, chị phải hát cho ta nghe tất cả các bài mà chị đã hát ru con chị. Từ trước đến nay, ta đã được nghe nhiều và ta rất thích nghe chị hát. Ta là thần Đêm Tối; ra đã từng trông thấy nước mắt chị tràn ra khi chị hát.

Bà mẹ van vỉ:

- Tôi xin hát hết, hát tất cả, sau đó xin cho tôi đuổi kịp thần Chết, đòi lại đứa con tôi.

Nhưng thần Đêm Tối cứ nín bặt. Thế là bà mẹ đành phải vặn vẹo đôi tay, nước mắt đầm đìa, cất tiếng hát. Tiếng nức nở át cả lời trong các bài hát.

Nghe hát xong thần Đêm Tối bảo:

- Rẽ sang phải rồi đi vào rừng tăng tối om kia. Ta đã thấy thần Chết mang con chị biến vào đấy.

Tới giữa rừng, gặp chỗ ngã ba đường, bà mẹ phân vân không biết rẽ đường nào. Nơi đó có một bụi gai không hoa không lá; đang giữa mùa đông nên băng bám và rủ xuống khắp các cành.

- Có thấy thần Chết mang con tôi qua đây không?

Bụi gai trả lời:

- Có. Nhưng nếu muốn tôi chỉ đường thì bà phải ủ tôi vào lòng để sưởi ấm cho tôi. Tôi buốt cóng và sắp biến thành băng rồi đây.

Bà mẹ ôm ghì bụi gai vào ngực để sưởi ấm cho nó. Gai đâm vào da thịt bà, máu nhỏ từng giọt đậm, nhưng bụi gai thì đâm chồi nẩy lộc, xanh tươi và trổ hoa ngay giữa đêm đông giá rét vì được bà mẹ truyền cho sức nóng của bà. Sau đó, bụi gai chỉ đường cho bà mẹ.

Bà đến một cái hồ lớn, không có lấy một bóng thuyền bè. Mặt băng trên hồ quá mỏng, không thể giẫm lên được, mà nước hồ lại quá sâu không thể lội qua. Nhưng thế nào thì thế, bà cũng phải vượt qua hồ tìm con. Bà bốn sụp xuống để uống cạn nước hồ. Tuy biết rằng đó là một việc mà con người ta không thể làm được, nhưng bà mẹ đau khổ mong mỏi Thượng đế sẽ ban phép lạ.

Hồ bảo bà:

- Không, không làm thế được đâu ! Ta thương lượng với nhau thì hơn. Tôi rất thích ngọc trai, mà đôi mắt bà là những hạt ngọc trai trong suốt, tôi chưa từng thấy bao giờ. Hãy khúc cho đến khi đôi mắt của bà rơi xuống; lúc ấy tôi sẽ đưa bà tới tận cái nhà kính ươm cây, nơi thần Chết ở và vun trồng các cây hoa. Mỗi cây là một kiếp người.

Bà mẹ nức nở:

- Trời ! Tôi còn tiếc gì để tìm thấy con tôi !

Bà khúc, nước mắt tuôn tầm tã đến nỗi đôi mắt bà theo dòng lệ rơi xuống đáy hồ và hóa thành hai hòn ngọc. Thế là bà được hồ nâng bổng lên như ngồi trên đu, và thoắt một cái, bà đã sang đến một ngôi nhà kỳ diệu dài chừng một dặm.

Không hiểu đấy là một quả núi có rừng thẳm và hang sâu hay là một công trình thiết kế nào của con người. Mắt bà mẹ đã rơi theo dòng lệ nên bà chẳng nom thấy gì. Bà hỏi:

- Tìm đâu cho thấy thần Chết đã cướp con tôi đi?

Một bà già canh giữ vườn kính ươm cây của thần Chết bảo bà:

- Thần Chết chưa về. Bà làm thế nào mà đến được tận chốn này? Ai đó giúp bà?

- Thượng đế chứ ai! - Bà mẹ đáp - Người đã thương xót tôi, vậy bà cũng rủ lòng thương bảo cho tôi biết con tôi đi đâu.

Bà già nói:

- Tôi không biết mặt nó, còn bà thì không trông thấy gì. Biết bao nhiêu cây, bao nhiêu hoa đã héo tàn trong đêm qua. Thần Chết lát nữa sẽ đến trồng lại. Chắc bà biết rằng mỗi người có một gốc cây hay một bông hoa tượng trưng cho sinh mệnh của mình. Ở đây, những cây hoa ấy chẳng có gì khác thường nhưng chúng có một trái tim và trái tim ấy đập hẳn hoi. Tim trẻ con cũng đập. Đấy, bà cứ tìm đi ! Có lẽ bà sẽ nhận ra nhịp tim của con bà đấy. Nhưng nếu bà muốn tôi hướng dẫn thêm cho bà thì bà tạ ơn tôi bằng cái gì nào?

Bà mẹ tội nghiệp than thở:

- Tôi chẳng còn cái gì để cho nữa, nhưng nếu cần, tôi có thể theo người đến tận cùng thế giới.

- Tôi đến đấy làm gì kia chứ? Bà còn có thể cho tôi mớ tóc dài đen nháy của bà. Bà thừa biết bộ tóc ấy đẹp lắm. Tôi rất thích bộ tóc ấy và sẽ cho bà bộ tóc bạc của tôi. Thế là đổi hòa đấy.

Bà mẹ nói:

- Nếu bà chỉ đòi hỏi có thế thôi thì tôi rất vui lòng.

Rồi bà trao mớ tóc đen cho bà cụ và nhận lấy mớ tóc bạc.

Hai người bước vào vườn kính rộng lớn của Thần Chết. Nơi đó có rất nhiều cây cỏ mọc lung tung. Có những cây dạ lan hương mảnh dẻ mọc trong lồng hình chuông bằng thủy tinh. Có những bông thược dược to và mập mạp. Có những cây mọc dưới nước, cây thì xanh tươi, cây thì khô cằn, hàng bầy rắn nước quấn mình quanh gốc. Đây là những cây cọ, cây tiêu huyền mộc; kia là đám mùi và xạ hương. Mỗi cây, mỗi hoa đều mang một tên người, mỗi cây, mỗi hoa tượng trưng cho một kiếp người hiện đang sống bên Trung Quốc, ở Gơrôenlăng hoặc khắp nơi trên Trái Đất.

Lại có những cây lớn trồng trong chậu nhỏ đang đe dọa phá vỡ chậu. Ngược lại, có những cây con cằn cỗi lại được trồng trong khoảng đấy xới xắn mịn màng, phủ rêư xanh mượt. Người mẹ đau khổ cúi rạp xuống từng gốc cây, tìm đến tận từng gốc nhỏ nhất, lắng nghe nhịp đập từng trái tim của chúng. Và giữa muôn ngàn trái tim ấy bà đã nhận ra tiếng đập của trái tim đứa con mình.

- Con tôi đây rồi ! Bà reo lên, tay chìa trên một gốc kỵ phù nhỏ bé màu lam, dỏng ốm yếu, thân nghẹo sang một bên.

Bà già ngăn lại:

- Chớ đụng vào hoa. Cứ đứng ở đây. Chắc chắn lát nữa Thần Chết sẽ về. Đừng cho Thần nhổ cây hoa này. Cứ dọa là bà sẽ nhổ hết cây cỏ ở quanh đây, Thần Chết sẽ sợ, vì Thần chịu trách nhiệm trước Thượng Đế về các cây cỏ ở đây; không có lệnh của Người thì không ai được nhổ một cây nào cả.

Ngay lúc đó, nổi lên một cơn gió lạnh buốt. Bà mẹ cảm thấy rằng thần Chết đã đến.

Thần hỏi:

- Sao ngươi lại có thể tìm được đuờng đến tận đây, mà lại đến trước cả ta ?

- Ta là mẹ!

Thần Chết vươn bàn tay dài ngoằng về phía cây hoa mảnh dẻ, nhưng bà mẹ vòng đôi bàn tay giữ lấy cây, hết sức che chở cho cây không bị nhàu nát một lá nào. Thần Chết hà hơi vào tay bà mẹ; bà cảm thấy lạnh buốt hơn gió bấc làm rụng rời cả đôi tay.

- Ngươi không chống lại được ta đâu - Thần Chết dọâ.

Bà mẹ trả lời:

- Nhưng còn có Thượng Đế.

Thần Chết nói:

- Ta cũng chỉ tuân theo lệnh của Thượng Đế mà thôi. Ta trông nom khu vườn của Người. Ta mang cây cỏ hoa lá ở đây đi cũng chỉ để đem trồng lại vào khu vườn trên Thiên Đàng, còn mọi việc xảy ra trên ấy, hoa cỏ mọc thế nào, ta không được nói với ngươi.

Bà mẹ nức nở van xin:

- Giả con cho tôi.

Đồng thời mỗi tay bà túm lấy một bông hoa gần đấy rồi thét lên :

- Nếu tuyệt vọng tôi sẽ nhổ hết hoa ở đây.

Thần Chết bảo:

- Chớ có đụng vào. Ngươi nói rằng ngươi đau khổ mà ngươi lại muốn làm cho một người mẹ khác đau khổ hay sao?

Người mẹ khác? Bà mẹ đau thương buông hai bông hoa ra.

Thần Chết nói thêm:

- Đây là đôi mắt của ngươi. Thấy chúng lóng lánh sáng ngời dưới đáy hồ ta đã vớt lên. Ta biết đó là đôi mắt của ngươi. Hãy lấy lại đi. Đôi mắt ấy trong sáng hơn trước rất nhiều. Hãy nhìn vào lòng giếng gần đây, ta sẽ cho ngươi biết tên hai bông hoa ngươi vừa định ngắt. Ngươi sẽ thấy rõ cả cuộc đời quá khứ và tương lai của chúng, thấy rất rõ tất cả những gì mà ngươi sắp hủy hoại.

Bà mẹ nhìn xuống lòng giếng. Bà thấy từ một trong hai bông hoa ánh lên một niềm vui đầy hạnh phúc, còn cuộc đời của bông hoa kia chỉ toàn những cảnh trầm luân, khổ ải, nghèo khó, khốn cùng.

Thần Chết nói:

- Kiếp hoa này cũng như kiếp hoa kia, đều do ý của Thượng Đế cả.

Người mẹ nói:

- Thế hoa nào là hoa bất hạnh, hoa nào là hoa diễm phúc?

Thần Chết đáp:

- Ta không thể tiết lộ được thiên cơ. Nhưng ngươi cần biết rằng một trong hai bông hoa đó chính là bông hoa của con ngươi, là hình ảnh tương lai của nó.

Bà mẹ thét lên:

- Hoa nào trong hai bông là hoa của con tôi ? Hãy bảo cho tôi biết. Nếu đời nó sau này sẽ đau khổ thì xin hóy mang nó đi, mang ngay nó về chốn Thiên Đàng ! Xin hãy quân những dòng nước mắt của tôi, quân những lời tôi đã cầu nguyện, quân cả những lời tôi đã nói và những việc tôi đã làm!

Rồi bà vặn vẹo đôi bàn tay, quỳ xuống và cầu khẩn:

- Cúi xin Thượng Đế đừng nghe lời tôi nếu tôi có cầu khẩn những lời trái với ý Người. Xin người đừng nghe tôi.

Rồi bà gục đầu xuống ngực.

Thế là Thần Chết mang đứa bé tới cái xứ sở xa lạ mà bà mẹ đã nói đến ban nãy.
Đôi giày bát kết tự đi được

Đôi giày bát kết tự đi được

Truyện cô andersen
Có một lần, đôi giày bát kết tự bước đi. Đã từ lâu đôi giày vốn của nhà vô địch chạy đua. Một hôm anh ta vứt vào sọt rác.

Thế là đôi giày quyết định đi lấy, và cả chạy nữa. Nhưng chiếc nọ lại chạy nhanh hơn chiếc kia. Chúng cãi cọ, đánh lộn và quật nhau bằng những chiết dây buộc.

Một con ếch la lên khi nhảy qua đấy:

- Dừng lại đi! Anh em sinh đôi mà lại đánh nhau, dại dột thế!

- Chị em sinh đôi chứ!* - Một chiếc giày cải chính.

Con ếch nói:

Ta đang có một chuyến đi xa, các bạn có thể giúp ta được không? Ta có cả hàng hoá mang theo nữa.

Những chiếc giầy bát kết nhận lời. Con ếch chất tất cả những chiếc va li nhỏ, xinh vào một chiếc giầy chạy chậm. Còn nó thì ngồi vào chiếc giầy kia, chiếc giầy chạy nhanh.

- Ta sẽ chỉ đường. Cứ đi đi!

Những chiếc giầy nẩy lên. Ban đầu chiếc giầy chạy nhanh còn chờ bạn đồng hành, nhưng rồi nó bực bội, nó bốn lấy hết hơi, hết sức vượt lên trước bỏ chiếc giầy đầy vali lại sau.

Ếch vội nói:

- Đừng chạy nhanh như vậy, nó không thuộc đường đâu!

Rồi chiếc giầy chở hàng bị lạc. Thế là con ếch bắt đầu khúc. Lại phải quay trở lại tìm chiếc giầy đáng thương kia. Mất bao nhiêu là thì giờ!

Đoạn, chúng theo đường cao tốc, vượt cả các xe du lịch và xe tải dưới con mắt ngơ ngác của những bác tài xế. Một tốn cảnh sát tuần tra chặn lại giữa đường vì tốc độ quá lớn. Hơi đâu mất thì giờ! Những chiếc giầy vẫn cứ chạy nhanh.

Đã ba lần chúng nhầm đường; lại mất biết bao thời gian và để bù lại, chúng lại lao lên như sao băng.

- Dừng lại! "Các cơ" đã chạy vào một sân vận động mất rồi! - Đột nhiên con ếch la lên.

Chúng nó không chịu nghe, vượt cả những vận động viên đang chạy. Quá chậm rồi. Chiếc giầy bát kết đã giành lấy vinh quang.

- Nó đã thắng 100 một! Hoan hô! Một ủy viên giám khảo hô to. Nhưng còn một chiếc đâu? Đó, kia rồi! Ồ! Đây là những chiếc giầy của nhà vô địch thế giới chạy 100 một! Tôi biết đôi giầy này mà. Nhưng dù sao cũng chưa đăng ký dự thi!

- Chắc ông ta đã ủy quyền cho những chiếc giầy của ông - một ủy viên khác nói - Với cả chú ếch và hàng hoá nữa.

Con ếch trả lời xuất sắc những câu phỏng vấn của các nhà báo. Nhưng trước đông đảo công chúng vây quanh ngưỡng mộ, nó chỉ hơi lúng túng, nói lắp bắp mà thôi. Những chiếc giầy bát kết lại cãi nhau, quật nhau bằng sợi dây buộc. Người ta nói đó là bức hoạ trực tiếp sinh động.

- Phải tiếp tục đi thôi! - Con ếch nói - Cuộc hành trình của tôi chưa kết thúc. Nhanh lên, ta phóng đi!

Đôi giầy bát kết thoát ra được và lại lên đường. Khi đến nơi con ếch rất buồn sẽ phải xa chúng. Nó nói:

- Ở lại đây với tôi. Các bạn làm tài xế cho tôi. Chúng ta sẽ cùng nhau đi thăm đất nước.

Những chiếc giầy bát kết thú vị nhận lời ngay.

Vậy thì, thưa các bạn thân mến, các bạn phải cẩn thận đấy. Nếu một ngày nào đó, các bạn thấy một đôi giầy bát kết bên lề đường thì cần phải xem xét kỹ nếu muốn ướm chân vào. Có thể có một chú ếch con đang ngồi trong đó.
Thứ Năm, 3 tháng 4, 2014
Cô gái vàng

Cô gái vàng

Ngày xưa có một nguời thợ rèn nghèo, không có nổi một túp liều để ở. Vo con anh thường xuyên đói rét. Một hôm quá quẫn trí người thợ rèn đem mấy đồng tìên cuối cùng ra mua một đoạn dây thừng, định chấm dứt cuộc đời của mình.

Nguời thợ rèn vào rừng, tìm một cành cây to và treo sợi dây thừng lên. Trứơc khi cho đầu vào chiếc thòng lọng, bỗng nhiên anh ta thấy ở dưới đất hiện lên một người đàn bà da đen. Bà ta nói với người thợ rèn:

- Anh chàng thợ rèn ơi! Hãy dừng tay lại!

Người thợ rèn giật mình, buông dây thừng. Ngay lúc đó, người đàn bà da đen biến mất. Người thợ rèn không biết bà ta đi đâu, bốn cho đầu vào thòng lọng; liền đó người đàn bà da đen xuất hiện và lấy ngón tay đe doạ người thợ rèn:

- Ta đã nói với anh rồi, anh chàng thợ rèn tội nghiệp ạ! Anh phải sống chứ!

Nghe vậy, người thợ rèn tháo dây thừng quấn lại và quay về nhà. Trên đường về, anh ta tự nghĩ thầm là hiện nay ở nhà chỉ có đói khát đang chờ đợi anh. Tốt nhất là treo cổ chết còn hơn là phải chết đói! Bởi thế, người thợ rèn lại quay vào khu rừng tìm một cành cây to và ném sợ dây thừng lên, rồi buộc một chiếc thòng lọng.

Vừa lúc ấy, ở dưới đất lại xúât hiện người đàn bà da đen. Lần này, bà ta nghiêm khắc nói:

- Tại sao anh không nghe lời ta, hỡi anh chàng thợ rèn?

Người thợ rèn buồn rầu trả lời:

- Bà là ai mà tôi phải vâng lời bà? Gia đình tôi sắp chết cả rồi!

- Không phải chết đói cả đâu mà sợ! Tôi sắp sửa cho anh nhìêu tiền, nếu như anh muốn. Nhưng anh phải trả lại ta một cái gì trong nhà của anh mà anh chưa biết.

Quả thật, người đàn bà da đen đưa cho anh chàng thợ rèn một túi tiền. Túi quá nặng, khiến anh không thể nào vác đi một cách dễ dàng được. Anh vui vẻ cám ơn người đàn bà da đen rồi vội vã mang túi tiền về nhà.

Thấy người thợ rèn bước đi, người đàn bà dặn với:

- Anh thợ rèn ơi, đừng quân lời hứa đấy. Cái gì ở trong nhà mà anh chưa biết là thuộc về ta đấy nhé!

Người thợ rèn về đến nhà. Anh hồi hộp mở cái tơi ra, thấy có rất nhìêu tìên vàng. Anh mừng rỡ không sao kể xiết.

- Cái túi tiền này đủ làm chúng ta sống hạnh phúc! Vợ người thợ rèn trông tiền vàng kêu lên và vui vẻ chỉ cho chồng thấy một đứa bé gái có mái tóc bằng vàng nằm trên tay: Đó là đứa con gái nhỏ của họ vừa mới ra đời. Trông thấy đứa bé, người thợ rèn buồn rầu, vì anh biết người đàn bà mong muốn điêu gì rồi.

Thấm thoát, đứa bé đã lên bảy tuổi và có tên là cô gái vàng. Một hôm, người dàn bà da đen đi chiếc xe ngựa cũng màu đen, đến nhà người thợ rèn.

- Ta đến đón con gái anh đây! – Bà ta vừa nói với người thợ rèn và lôi tay cô gái vàng lên xe ngựa. Mặc cho cha mẹ và chị gái các cô gái vàng khóc lóc, van xin, người đàn bà da đen vẫn không động lòng thương xót. Bà ta lấy roi đánh ngựa và chiếc xe đen chuyển bánh.

Người đàn bà da đen đưa cô gái vàng đi mãi, đi mãi. Họ đến một khu rừng rậm rạp và dừng lại trứơc một toà lâu đài màu đen đồ sộ. Bà ta nói với cô gái vàng:

- Trong lâu đài có một trăm căn phòng. Con chỉ được phép vào chín mươi chín căn phòng, trừ căn phòng cuối cùng, nếu con vào căn phòng thứ một trăm, con sẽ bị trừng phạt khủng khiếp. Bảy năm nữa ta sẽ quay lại đây kiểm tra sự trung thực của con.

Nói xong, người đàn bà da đen đi thẳng.

Cô gái vàng sống một mình trong lâu đài không đến nỗi khổ sở. Cơ có đầy đủ thức ăn và chín mươi chín căn phòng. Cơ không bước vào căn phòng thứ một trăm. Bảy năm đã trôi qua và cơ không hề gặp tai nạn gì.

Một hôm, người đàn bà da đen đến và hỏi cô gái vàng:

- Con cú vào thử căn phòng thứ một trăm không?

Cô gái vàng trả lời:

- Không ạ!

- Con ngoan lắm. Con đã biết nghe lời khuyên của ta. Bảy năm nữa, ta sẽ quay lại đây. Nếu con giữ được lời hứa, thì mọi chuyện sẽ tốt đẹp. Nếu con bước vào căn phòng thứ một trăm thì con sẽ phải chịu những hình phạt khủng khiếp hơn cả cái chết đấy!
Cô gái vàng
Người đàn bà da đen nói xong liền đánh xe đi và bảy năm sau mới quay lại lâu đài. Bảy năm lần thứ hai trôi đi rất nhanh. Ngày cuối cùng của kỳ hạn, người đàn bà da đen sẽ quay lại, cô gái vàng rất sung sướng vì cơ đã vâng lời bà ta. Cơ tin rằng, cơ sẽ được bà ta trọng thưởng. Bỗng nhiên, cô gái vàng nghe thấy tiếng nhạc du dương.

- Ai chơi nhạc hay vậy?

Cô gái ngạc nhiên kêu lên. Cọ đi về phía tiếng nhạc và đến cửa căn phòng thứ một trăm, trong phòng vọng ra tiếng nhạc quyến rũ. Cô gái vàng như mất hồn, thẫn thờ mở cửa căn phòng và bỗng nhiên giật mình, đứng sững lại ở ngưỡng cửa. Trong phòng có mười hai người đàn ông da đen đang ngồi quanh bàn và người đàn ông da đen thứ mười ba đứng phía sau cánh cửa.

- Con bé kia! Con bé kia! Mày đã làm cái gì thế? Ai cho mày vào căn phòng này? – Gã đàn ông da đen thứ mười ba quát lên.

Cô gái vàng khiếp đảm, đứng nộp vào cánh cửa và sợ hãi hỏi lại:

- Trời ơi, cháu phải làm gì bây giờ?

Gã dđµn ông da đen thứ mười ba gào lên:

- Mày không được nói với bất kỳ ai về chuyện chúng ta ở đây! Nếu mày không giữ mồm, giữ miệng thì mày sẽ phải chịu những hình phạt cực kỳ khủng khiếp! Thôi cút đi! Cút đi! Mày chỉ có câm lặng mới chuộc lại tội lỗi này của mày!

Cô gái vàng kinh hoàng đóng cửa lại. Ngay lúc đó, cơ nghe tiếng xe ngựa ngoài sân. Người đàn bà da đen bước vào. Bà ta như đã đoán được chuyện gì, liền hỏi cô gái:

- Con đã nhìn thấy gì ở trong căn phòng thứ một trăm?

Cô gái vàng im lặng lắc đầu.

- Được rồi, nếu mày không muốn nói thì từ nay trở đi, mày sẽ trở thành một kẻ câm. Mày chỉ được phép nói với ta mà thôi!

Người đàn bà da đen đùng đùng nổi giận và đuổi cô gái vàng ra khỏi lâu đài.

Cô gái vàng ra đi mà chẳng biết mỡnh đi đâu. Cơ cứ bước đi hồi, cho đến bãi cỏ xanh. Cơ ngồi xuống, nức nở khúc và thiếp đi vì mỏi mệt. Lúc ấy, nhà vua trẻ đang đi săn gần bãi cỏ. Ngài trông thấy cô gái vàng xinh đẹp đang ngủ. Nhà vua đem lòng yêu cô gái. Mặc cho cô gái bị câm, nhà vua cứ đưa về lâu đài của mình và phong nàng làm hoàng hậu.

Cô gái vàng sống hạnh phúc trong lâu đài nhà vua. Chưa đến một năm sau, cơ sinh được một cậu con trai xinh đẹp, có mái tóc vàng và ngôi sao cũng bằng vàng trên trán. Cả lâu đài đều vui mừng vì có hoàng tử xinh đẹp. Ngay đêm ấy, người đàn bà da đen lần đến giường hoàng hậu và đe doạ:

- Nếu mày không thú nhận là mày đã vào căn phòng thứ một trăm, thì ta sẽ giết chết đứa bé này!

Nghe người đàn bà da đen nói vậy, cô gái vàng hoảng sợ. Nhưng cơ chỉ im lặng lắc đầu, vì cơ còn nhớ rõ lo đe doạ của gã đàn ông thứ mười ba trong căn phòng thứ một trăm.

Người đàn bà da đen liền mang đứa bé ra bãi cỏ giết đi, bà ta lấy máu của đứa trẻ, bôi lên miệng cô gái vàng, rồi mang xác đứa bé biến mất. Sáng hôm sau, cả lõu đài hoảng sợ vì không tìm thấy hoàng tử nhỏ ở đâu. Mọi người thấy máu dính trên miệng hoàng hậu. "Có lẽ bà ta đã ăn thịt con chăng?", những người hầu cận thì thầm nhận xét với nhau và chẳng có ai to gan nói lên những mối nghe ngờ đó. Nhà vua cũng chẳng thanh minh gì đựơc.

Năm sau, hoàng hậu sinh hạ một cơ con gái có mái tóc vàng va có ngôi sao trên trán. Cả lâu đài vui mừng, nhưng ngay sau đó,ai cũng lo mất công chúa nhỏ. Nhà vua sai lính gác cẩn mật phòng hoàng hậu. Nhưng đều phí công. Đêm ấy, người đàn bà da đen lại xút hiện. Bà ta doạ nạt hoàng hậu:

- Nếu mày không là mày đã vào căn phòng thứ một trăm, thì tao sẽ giết con bộ này!

Hoàng hậu dàn dụa nước mắt và lắc đầu. Người đàn bà da đen lìên mang đứa bé ra bãi cỏ giết đi, bà ta lấy máu của đứa trẻ, bôi lên miệng cô gái vàng, rồi mang xác đứa bé biến mất. Sáng hôm sau, cả lâu đài khiếp sợ. Tin đồn hoàng hậu ăn thịt con đến tai nhà vua. Nhà vua đùng đùng nổi giận và ra lệnh trị tội cô gái vàng. Nhà vua sai người đốt cháy cô gái ngoài thành phố. Cơ gái vàng chỉ biết khúc. Cụ bị câm nên không nói được nỗi oan ức của mình. Chẳng có ai thương hại hoàng hậu, dự hoàng hậu khóc lóc.

Tên đao phủ dẫn cô gái ra chỗ hành quyết, thì người đàn bà da đen xúât hiện. Bà ta nói với cô gái:

- Hãy thú nhận là đã vào căn phòng thứ một trăm, nếu mày còn chối thì mày phải chịu tội chết!

Cô gái vàng vẫn trơ trơ như đá, cơ chỉ lắc đầu để trả lời người đàn bà da đen.

Tên đao phủ trói cô gái vào cột và chất củi đốt. Khi ngọn lửa bùng cháy dưới chân cô gái vàng, thì người đàn bà da đen bỗng nhiên quát to:

- Dập tắt lửa đi! Dập tắt lửa đi!

Nghe thấy tiếng quát, mọi người kinh ngạc. Tên đao phủ dập tắt ngọn lửa và cởi trói cho cô gái vàng. Người đàn bà da đen mang hai đứa trẻ có mái tóc vàng và có ngôi sao bằng vàng trên trán ra. Bà trao hai đứa trẻ cho cô gái vàng và nói:

- Ta nguyên là một vị tiên nữ. Vì ta đã phạm tội, nên thượng đế đày xuống trần. Ta phải tìm ra một cô gái biết im lặng trong nhiều năm, dự cô ta có bị giết, vẫn không nói một lời. Ta đã tìm ra được con. Con xứng đáng là người căng ta trải qua nhiều thử thách dưới trần gian. Hai đứa con của con vẫn còn sống. Hôm nay ta trao lại cho con. Đó là hạnh phúc của con và cả của ta nữa, vì con đã biết im lặng. Con đã giải thoát cho các con của con và cho ta.

Nói xong người đàn bà da đen đánh xe đi thẳng.

Nhà vua kinh ngạc, không dám tin vào mắt mình. Cô gái vàng vội kể lại cho nhà vua nghe câu chuyện. Nghe xong, nhà vua cho mời hai vợ chồng người thợ rèn và các anh, các chị cô gái vàng về lâu đài. Từ đó, họ chung sống với nhau đến trọn đời./
Sự tích hoa Nhài

Sự tích hoa Nhài

Sự tích hoa Nhài
Từ thuở xa xa, tất cả các loài hoa đều có màu trắng. Nhưng một ngày kia có một hoạ sỹ đã đến khu vườn mang theo một hộp to đựng các loại mực màu và một nắm bơt lông. Chàng nói với các loài hoa và các khóm hoa:

- Tất cả hãy lại gần ta và nói cho ta biết ai thích màu gì.

Lập tức các đám hoa và cây cối trong vườn bốn đứng vào chỗ theo hàng lần lượt, bởi vì loài nào cũng muốn chọn cho mình thứ màu rực rỡ nhất. Chỉ có Nhài là đứng gần hoạ sỹ hơn cả. Nó nói rằng, nó muốn hoa của nó phải có màu vàng vàng như màu của túc của thần Mặt Trời mà nó hằng yêu mến.

- Mi dám cả gan len lên trước nữ hoàng Hoa Hồng? - hoạ sỹ đẩy Nhài sang một bên.

- Tôi không hề len lách, tôi từng đứng ở đây nhiều năm rồi, - Nhài tức giận đáp lại.

- Nhưng mi cần phải hiểu rằng, ai là ngời có quyền được đứng lên hàng đầu - Hoạ sỹ giải thích - Mi phải chịu hình phạt đứng cuối và muốn gì thì phải xin ta.

- Ngài nhầm rồi, thưa ngài, tôi sẽ không cầu xin ai hết - Nhài trả lời và vẫn đứng yên tại chỗ cũ.

Họa sỹ trò chuyện rất lâu với các chị Hoa Hồng. Các bà hồng kiêu hãnh này không chọn cho mình được một thứ màu nào cả! Họ muốn cả màu đỏ thắm, màu vàng, màu hồng rồi màu da cam. Họ chỉ chờ màu xanh lá thôi, bởi đó là thứ màu quá xuềnh xoàng, quờ kiểng. Ðể màu xanh lá không khỏi uổng phí, hoạ sỹ bốn đem quét lên hoa Lu Ly và hoa Xa Cúc, mặc dù hai loài hoa này rất mê màu đỏ thắm. Nhưng hoạ sỹ cứ khăng khăng rằng, với các anh chị nhà quê này thì màu xanh lá là hợp hơn cả.

Hoa Anh Túc mỉm cười thật nhã nhặn với hoạ sỹ và hoạ sỹ đã phóng tay phết màu thật dày lên người nó. Hoa Cẩm Chướng thì hết lời phỉnh nịnh hoạ sỹ và nó đã được đền bù một cách xứng đáng. Hoạ sỹ lưu lại ở khu vườn mấy hôm liền, và chàng đã ban phát cho các loài hoa đủ loại màu sắc khác nhau.

Hoa Ngu Bàng lá rộng thì lại tỏ ra rất mực khiêm tốn. Khi được hỏi thích loại màu gì, nó chỉ đáp cụt lủn: "Màu gì cũng được!". Hoạ sỹ bốn bôi màu xám cho nó rồi hỏi nó có hài lòng không, nó chỉ nói: "Tôi biết, tất cả các màu mực có sắc rực rỡ, chàng đã gần cạn. Nếu ai cũng thích rực rỡ như nữ hoàng Hoa Hồng thì không còn ai nhận ra được vẻ đẹp riêng của từng loài hoa nữa!"

Những nàng Păngxê bộ xíu vây quanh hoạ sỹ và chào mời rất lịch thiệp. Ðối với hoạ sỹ, chúng chẳng khác những đứa em gái bé bỏng, và chàng đã dựng sắc màu biến chúng thành những bông hoa nho nhỏ vui nhộn.

Hoa Tử Ðinh Hương lại muốn trả ơn hoạ sỹ theo cách riêng của nó, nếu chàng không tiếc màu cho nó:

- Về mùa Xuân, chàng có thể bẻ cành của tôi và đem tặng người yêu của mình được đấy. - Tử Ðinh Hương nói - Cành của tôi càng được bẻ nhiều thì tôi càng khoe sắc lộng lẫy.

- Mi nói năng bất nhã lắm, vậy mi phải mang màu trắng, - hoạ sỹ giận dỗi gạt Tử Ðinh Hương sang một bên. Nhưng rất may là nó đã được các chị gái của mình ban tặng cho những thứ màu tuyệt vời.

Hoa Bồ Công Anh dâng lên hoạ sỹ một cốc Xmêtana (váng sữa).

Hoa Nhài chỉ biết tròn mắt nhìn hoạ sỹ chuyển giao cơ man nào là màu vàng, loại màu mà Nhài vốn yêu thích, cho Bồ Công Anh.

Trong lúc mải mê với màu vàng, hoạ sỹ bỗng sực nhớ tới Nhài, loại hoa đầu tiên mà chàng đã gặp.

- Thế nào cơ bạn? - Hoạ sỹ nhếch mép cười với Nhài - Thứ màu này còn ít lắm, nhưng nếu mi tỏ ra biết điều, ta sẽ cho tất.

- Ta không cần cầu xin. - Nhài đáp.

- Vậy là sao? - Thái độ bướng bỉnh của Nhài khiến hoạ sỹ bực mình - Thôi được, nếu mi không dám nêu yêu cầu của mình thì mi hãy phục xuống đất, cho dù phải chịu cũng lưng.

- Tôi thích õng ẹo chứ không muốn cũng lưng! - Nhài kiêu hãnh đáp lại.

Hoạ sỹ vì quá tức giận đã trút tất cả màu vàng còn lại vào mặt Nhài và hét:

- Mi là cái thá gì mà không chịu cầu xin và hạ mình! Vậy vĩnh viễn với mi sẽ chỉ là màu trắng!

Vì thế Hoa Nhài mảnh dẻ vẫn mang những cánh trắng muốt mà chúng ta vẫn thấy ngày nay./
Copyright © 2014 Truyện cổ Andersen All Right Reserved
Designed by Lê thắng